Mới tới miền Tây là bạn sẽ nghe người dân miệt này nói chuyện với nhau là “Ní ơi”, “Ní à”, “Mấy ní”, … Vậy “Ní là gì”? Rồi “ní tiếng miền Tây” có khác gì so với từ “nà ní” mà bạn hay được nghe hay không? Cùng Tui là người miền Tây giải đáp ngay bây giờ nhen!

Người miền Tây có nhiều cách nói chuyện hay xưng hô đặc trưng, không hề bị đụng hàng mà khi người vùng khác nghe thấy thì ngỡ ngàng vô cùng. “Ní” là một ví dụ điển hình.

Ní nghĩa là gì?

Vậy “ní là gì”? Ở miền Tây, bạn bè thân thiết, những người đồng trang lứa với nhau hay gọi nhau là “ní”. Nhiều người cho rằng, “ní” có nguồn gốc từ tiếng Hoa, do người miền Tây đọc trạng từ “nị, ngộ” của người Hoa mà thành. Do đó, về miền Tây, đi đâu bạn cũng sẽ nghe người ta gọi nhau là “ní”.

“Ní” thôi chưa đủ, “ní guột” mới chịu!

Riêng từ “ní” thôi đã thể hiện sự thân thuộc, gần gũi của bà con miền Tây với nhau. Gọi “ní” thôi chưa đủ đâu, người dân nơi đây còn chuộng cách gọi “ní guột”, nhấn mạnh thêm sự thân thương, yêu quý nhau. Bạn bè với nhau thường hay dùng từ này nhất:

“Ní guột” là từ được dùng cho những ai cực kì thân thiết

Ví dụ:Thằng Hưng đầu xóm là “ní guột” của tui từ nhỏ tới lớn luôn đó.

>>> Thương lắm nét đẹp ngôn ngữ miền Tây!

Mấy ní là gì?

Để tăng thêm sự hài hước, gần gũi trong cách xưng hô trong giao tiếp hằng ngày nên người miền Tây hay dùng từ “mấy ní” thay cho “ní”. Tuy nhiên, nó được sử dụng để nói chuyện với những người bạn cực kì thân thiết hoặc với những ai nhỏ tuổi hơn. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi bạn sử dụng cụm từ “mấy ní” với những người lớn tuổi, những người mới gặp sẽ gây khó chịu và thiếu tôn trọng.

Ví dụ: “Chiều nay quởn quởn qua nhà tui chơi nhen mấy ní!”

Mấy ní là gì?

Cách nói chuyện Ní ơi Ní à

Gọi nhau bằng “ní”, “mấy ní” thôi chưa đủ, để chứng tỏ là người hiểu rõ tiếng miền Tây thì bạn còn phải biết thêm những cách xưng hô khác nữa kìa. Nếu thân thiết với nhau quá lâu năm, người miền Tây sẽ không xưng hô bằng tên hay vai vế đâu. Muốn hỏi nhau hay nhờ gì là người ta sẽ gọi thân mật hơn là: “ní ơi”, “ní à” ở đầu hay cuối câu đều vậy.

Người miền Tây cũng ưa gọi nhau là ní ơi, ní à cho thân thương

Ví dụ:

Thay vì nói: “Long ơi mai chở tui đi học nhen!”

Người miền Tây sẽ nói: “Mai chở tui đi học nhen ní ơi!

Đó, chỉ cần thay đổi xíu trong cách dùng từ ngữ mà nghe thân thương và mang đặc trưng ngôn ngữ miền Tây ghê gớm chưa.

Sử dụng từ “ní” cho chuẩn miền Tây nhất

Ở miền sông nước Cửu Long đi đâu cũng nghe người ta dùng từ “ní”. Trong từ điển tiếng miền Tây thì có thể nói đây là từ không thể thiếu, được sử dụng nhiều nhất, nhì ở nơi đây. Tuy nhiên không phải với ai bạn cũng có thể gọi là “ní ơi”, “ní à” được đâu nghen. Người miền Tây tuy dễ gần, cởi mở nhưng rất chú trọng vai vế với nhau. Vì vậy khi muốn gọi ai đó bằng “ní”, bạn hãy cân nhắc lại tuổi tác, vai vế, độ thân mật với họ nhé.

Cách dùng từ ní cho chuẩn miền Tây

Để chắc ăn nhất thì chỉ nên dùng từ “ní”, “ní guột”, “ní ơi’, “ní à”, “mấy ní” với những người chạng tuổi mình, những người nhỏ hơn, bạn bè thân thiết với nhau. Và xưng hô theo vai vế bình thường với người lớn. Khi đã hiểu rõ về văn hóa miền sông nước, nằm lòng tiếng miền Tây rồi hãy mạnh dạn dùng những từ “ní”, “mấy ní”, gọi nhau là “ní ơi”, “ní à” nhé.

>>> 5 phút học tiếng miền Tây qua những từ ngữ không hề “đụng hàng”

Nà ní là gì?

Nhiều người không biết “ní miền Tây nghĩa là gì” mà lại giống với từ “nà ní” hay được nghe, thấy trên mạng. Thì thực ra, từ “nà ní” có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trong tiếng Nhật có từ phát âm là “nà ní” với mục đích để thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, sự bất ngờ trước một điều gì đó. Từ này có nghĩa cảm thán hay bất ngờ giống với từ “What” (cái gì), hay “Really” (thật vậy sao) trong tiếng Anh.

Nà ní là gì?

Tại sao giới trẻ lại thích dùng từ “nà ní”?

Xuất phát từ trào lưu yêu thích văn hóa Nhật của một bộ phận giới trẻ, cùng hiệu ứng của những bộ phim hoạt hình Nhật Bản được nhiều người yêu thích. Vì vậy mà họ cũng thích bắt chước tiếng Nhật, đặc biệt là những từ ngữ thông dụng, dễ nghe hiểu và nhại lại theo. Cứ hễ có chuyện gì bất ngờ hay không như ý muốn, tạo sự vui nhộn thì giới trẻ lại thốt lên: “Nà ní”. Lâu dần nó tạo thành thói quen và được sử dụng phổ biến như hiện nay.

>>> Mai đẹt ti ni nghĩa là gì? 1001 tiếng lóng khó đỡ

Phân biệt “ní miền Tây” và “nà ní”

Từ “ní miền Tây” là từ xưng hô, dùng để gọi giữa những người bạn, đồng trang lứa với nhau. Còn từ “nà ní” thường dùng cho mục đích cảm thán, nhấn mạnh một điều gì đó bất ngờ, không bình thường. Do đều có cách nói khá lạ tai nên nếu không biết 2 từ này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, không khó để bạn có thể sử dụng rành rọt tiếng miền Tây và có thể hiểu được những từ ngữ mới mẻ của giới trẻ hiện nay.

Phân biệt từ ní tiếng miền Tây và nà ní của giới trẻ

Ngôn ngữ thật sự rất thú vị. Mỗi vùng miền lại có đặc trưng từ ngữ vô cùng độc đáo. Bài viết trên đã giải thích cho các bạn biết về từ “Ní là gì”, “nà ní” có nghĩa là gì cùng với cách sử dụng phù hợp. Từ điển tiếng miền Tây thì nhiều vô số kể, các bạn có thể khám phá tiếp trong các bài viết khác của mình dưới dây nhé:

>>> “Ní miền Tây nghĩa là gì”? Độc lạ xưng hô kiểu miền Tây

>>> Chưng hửng với những câu nói rặc miền Tây

>>> 7749 từ ngữ miền Tây không phải ai cũng biết

Nếu bạn yêu thích miền Tây, đừng quên theo dõi Tui là người miền Tây trên YouTube và Facebook nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN