Cập nhật ngày: 21/11/2023, lúc 15:26

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]

Chín mé sẽ mưng mủ nếu không được điều trị đúng cách và có thể gây ra tình trạng nguy hiểm. Nhưng không phải ai cũng biết bệnh này là gì và nguyên nhân bị mắc phải.

Chín mé là do tụ cầu khuẩn vàng và virus Herpes gây ra. Vết xước tuy nhỏ nhưng để lại hậu quả to, để càng lâu bệnh sẽ càng nặng và có thể tổn hại tới xương, khớp. Cùng Websosanh.vn khám phá ngay nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh chín mé này nhé!

1. Thông tin về bệnh chín mé 

Chín mé hay còn gọi là giáp sang là hiện tượng đầu ngón tay, ngón chân bị thương, có vết xước sau đó không giữ vệ sinh sạch sẽ dẫn tới vết thương bị nhiễm khuẩn – thường do nhiễm tụ cầu khuẩn vàng liên cầu gây mủ (S.aureus), Herpes gây ra, trong y học gọi chín mé là bệnh Panaris. Vi khuẩn này vào cơ thể người bằng cách xâm nhập qua vết thương nhỏ, vết xước, vết châm gây ra mủ hoặc áp xe ở đầu các ngón tay, ngón chân.

Chín mé là gì ? Dùng kem đánh răng chữa chín mé như nào ?

1.1. Nguyên nhân gây ra bệnh chín mé

Có rất nhiều lý do dẫn đến bệnh chín mé, nhưng có 2 tác nhân chính gây ra bệnh đó là nguyên nhân từ yếu tố bên trong và nguyên nhân từ yếu tố bên ngoài.

  • Yếu tố bên trong: Theo đông y một người xuất hiện bệnh chín mé là do hỏa nhiệt gây nên, tạng phủ có nhiệt nung nấu, kết hợp với hỏa độc tụ lại, nhiệt độc thịnh quá gây nên. Móng chân tay là phần dư ra của gân, do nhiệt độc theo đường kinh xâm nhập vào khiến cho khí cơ ở đó không lưu thông được dẫn đến viêm và kết mủ.
  • Yếu tốt bên ngoài: Do không giữ gìn vệ sinh chân, tay sạch sẽ. Tay, chân ngâm trong nước quá lâu (ví dụ mùa cấy người nông dân phải ngâm mình lâu trong nước rất dễ bị chín mé). Thường xuyên tiếp xúc với đất, cát và những nơi mất vệ sinh. Khi cắt móng cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay. Mang dày cao gót….

1.2. Biểu hiện của bệnh chín mé

Nếu bạn bị chín mé thì bạn sẽ có các biểu hiện sau: ban đầu các vùng bị chín mé như kẽ các móng tay, chân sẽ bị sưng, tấy đỏ, ngứa, sau đó trở thành sẫm đỏ, nhức, khó chịu, có khi làm cứng ngón tay, khó cử động và xuất hiện mủ. Đặc biệt những trường hợp nặng, sưng cả lên cẳng tay hoặc viêm theo đường bạch huyết thành vệt tấy đỏ lên phái trong cánh tay, nhức nhối, căng tức, đau giật giật theo theo nhịp mạch đập, kèm theo sốt nhẹ.

2. Các phương pháp dân gian chữa bệnh chín mé đơn giản dễ làm tại nhà

Chín mé có thể điều trịthuốc tây y qua đường bôi. Tuy nhiên trong thời buổi hiện nay, chữa trị bệnh bằng phương pháp đắp thuốc dân gian vẫn đang được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả điều trị khá tốt mà không để lại các tác dụng phụ trên cơ thể như cách điều trị bên tây y.

Bạn có thể áp dụng cách chữa bằng các phương thuốc dân gian như:

  • Đắp lá táo.
  • Đắp lá trầu không
  • Đắp lá đu đủ
  • Đắp khoai sọ.
  • Đắp lá và ngọn khoai lang.
  • Chữa bệnh chín mé bằng đắp tỏi, tỏi đen (chú ý không dùng cách này khi bệnh đã xuất hiện mủ)
  • Dùng kem đánh răng
  • Ngân nước dấm
  • Ngâm muối Epsom
  • Dùng chanh
  • Ngâm nước ấm

Cách thì có nhiều cách nhưng bạn chỉ nên thử 1 – 2 cách thôi để xem hiệu quả và xác định chuẩn giai đoạn bệnh trước khi dùng. Nếu chỉ ở giai đoạn đầu thì rất dễ và hiệu quả sẽ cao nhưng khi đã bắt đầu có mủ tốt hơn hết bạn nên tới gặp bác sĩ vì để lâu và nặng sẽ dễ dẫn tới nhiều biến chứng liên quan tới xương, khớp, phải mổ hoặc tử vong.

2.1. Cách dùng kem đánh răng để chữa chín mé một cách hiệu quả

Vì trong gia đình nào cũng có kem đánh răng nên Web so sanh sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng kem đánh răng để chữa chín mé đơn giản tự làm tại nhà ngay sau đây:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ chỗ bị bệnh chín mé bằng nước ấm
Dùng kem đánh răng chữa chín mé như nào ?
  • Bước 2: Thấm khô bằng vải mềm sạch rồi lấy 1 lượng kem đánh răng vừa đủ đắp lên vùng bị bệnh và để qua đêm.
Thấm khô bằng vải mềm sạch
rồi lấy 1 lượng kem đánh răng vừa đủ đắp lên vùng bị bệnh và để qua đêm.
  • Bước 3: Thức dậy vào sáng hôm sau rồi rửa sạch lại bằng nước.

* Thực hiện cách này 2-3 lần/ tuần sẽ cho hiệu quả điều trị bệnh khá tốt. Do trong kem đánh răng có chứa nhiều thành phần tiêu diệt vi khuẩn vì thế nó được nhiều người bị bệnh chín mé sử dụng để chữa bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh của bạn đang ở giai đoạn nặng có mủ thì bạn không nên bôi kem đánh răng vào vùng tổn thương mà nên tới gặp bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.

2.2. Một số lưu ý giúp phòng ngừa bị chín mé 

Để phòng ngừa hiệu quả cũng như trách việc bị chín mé ở đầu ngón tay, ngon chân bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ mỗi ngày một cách thường xuyên
  • Không nên ngâm tay, chân quá lâu dưới nước.
  • Hạn chế đi chân trần, đặc biệt là ở các vùng đất cát.
  • Không nên cắt móng tay, móng chân sát vào da, nhất là vùng sâu ngay bên cạnh móng của ngón tay, ngón chân. Giữ móng dài hơn da để ngăn ngừa góc móng tay, chân đâm vào da gây chín mé.
  • Khi bạn bị chín mé cần vệ sinh, rửa tay hàng ngày một cách thường xuyên.
  • Khi bị chín mé đầu ngón tay, ngón chân, việc đầu tiên cần làm là ngăn ngừa vùng bị nhiễm trùng bằng cách vệ sinh sạch sẽ và bôi kháng sinh. Nếu thấy có hiện tượng bị mưng mủ thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị và xử lý đúng cách. Không nên để lâu hoặc tự ý điều trị không đúng cách gây biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là bài viết chi tiết về bệnh chín mé cũng như cách chữa bệnh hiệu quả. Mong rằng thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về các bệnh lý khác tại địa chỉ Websosanh.vn.